Móng băng là loại móng được dùng khá thông dụng hiện nay cho những công trình dân dụng. Không chỉ dễ dàng thi công loại móng này còn không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên khi đổ móng bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề cũng như những yếu tố khác nhau. Để giúp bạn hiểu thêm về loại móng này BEHOUSE sẽ tổng hợp thông tin trong bài viết sau.

Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng thường sở hữu kết cấu một dải dài, đôi khi đứng độc lập. Loại móng này thường được sử dụng nhằm mục đích đỡ cho toàn bộ kết cấu của tòa nhà. Tùy thuộc vào địa hình cũng như diện tích, độ cứng, độ lún của đất mà bạn đưa ra quyết định dùng loại móng băng nào cho phù hợp.
Dùng loại móng hợp lý thì độ an toàn của công trình sẽ được đảm bảo.
Móng thuộc loại móng nông, xây trên hố đào trầm rồi lấp lại, chiều sâu chôn móng trong. So với những loại móng khác như móng cọc hay móng bè thì móng băng được dùng phổ biến hơn cả. Bởi loại móng này được áp dụng phương pháp thi công vô cùng đơn giản. Độ lún của móng cũng đều hơn đồng thời tiết kiệm được kha khá chi phí.
Tuy nhiên khi xây dựng cần phải lưu ý chọn lựa móng băng sao cho hợp lý.
> Móng cọc là gì? Thi công móng cọc đạt chuẩn
> Móng đơn là gì? Kết cấu và quy trình xây dựng móng đơn
> Móng bè: Cấu tạo, ưu và nhược điểm của móng bè
> Các loại móng nhà và những lưu ý bạn nên biết
Các loại móng băng
Nếu xét về tính chất cũng như độ cứng thì chi tiết móng băng được phân thành 3 loại cơ bản. Đó là:
- Móng mềm
- Móng kết hợp
- Móng cứng
Còn xét về cấu tạo móng băng thì được chia thành 2 loại. Bao gồm:
- Móng 1 phương: Móng chỉ đi một phương duy nhất theo chiều ngang hay chiều rộng của công trình tạo thành những đường thẳng song song. Khoảng cách các đường sẽ được tính theo diện tích căn nhà.
- Móng 2 phương: là những đường móng được thiết kế giao với nhau như ô bàn cờ.
Cấu tạo móng băng cơ bản
Thiết kế móng băng trên thực tế không hề đơn giản và tuân theo những tiêu chí nhất định. Để có thể tạo nên được móng bạn cần phải hiểu chi tiết về cấu tạo của nó. Cụ thể móng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng. Cấu tạo móng như sau:

- Lớp bê tông lót dày 100mm.
- Kích thước bản móng phổ thông là: (900-1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thông là: 300x(500-700) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Ưu và nhược điểm của móng băng
Móng băng nói chung và móng băng nhà phố nói riêng đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Có thể kể đến như sau:
Ưu điểm
- Móng băng có tác dụng liên kết giữa tường & cột vô cùng chắc chắn theo phương thẳng đứng.
- Loại móng này còn sở hữu thêm khả năng giảm áp lực ở phần đáy móng vô cùng tốt.
- Móng giúp truyền tải trọng lực của công trình xuống phía dưới được đồng đều và hoàn hảo hơn.
- Loại móng này vô cùng phù hợp cho những công trình lớn, tối thiểu là từ ba tầng trở lên.
Nhược điểm
- Chiều sâu của móng nhỏ nên sở hữu tính ổn định, chống lật, chống trượt vô cùng kém.
- Lớp đất bề mặt sở hữu sức chịu tải kém, ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
- Không thể dùng móng trên nền đất có địa hình xấu, yếu, nhiều bùn hay không ổn định.
Quy trình tiêu chuẩn thi công móng băng
Để móng băng hoàn hảo có khả năng nâng đỡ công trình tốt thì việc thi công cần phải tuân theo quy trình chuẩn. Cụ thể như sau:
Bước 1: Giải phóng mặt bằng
Đây là việc làm đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhà thầu cần phải giải phóng mặt bằng trước khi xây dựng. Việc bạn cần phải hướng đến chính là san phẳng mặt bằng sao cho đều. Kèm theo đó bạn cần phải chuẩn bị cũng như tập kết đầy đủ máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu để tiện cho việc thi công.
Bước 2: San lấp mặt bằng
Tùy theo đặc điểm của khu đất mà việc san lấp được tiến hành nhanh hay chậm. Bởi mặt bằng đất tự nhiên không hề bằng phẳng, cao thấp hoàn toàn khác nhau. Những công nhân sẽ tiến hành san đất ở vị trí cao nhằm mục đích lấp vào những vị trí thấp.
Bước 3: Công tác chuẩn bị cốt thép
Khi tiến hành gia công cốt thép bạn nên ưu tiên thực hiện theo đúng thiết kế. Chú ý kiểm tra chất lượng thật kỹ càng nhằm tạo độ dẻo dai để dễ dàng uốn nắn. Thép cần phải được uốn lại sao cho thẳng thớm trước khi lắp dựng. Đặc biệt thanh nào bị gỉ, bám bẩn cần phải tiến hành cạo gỉ & vệ sinh sạch sẽ.
Bước 4: Công tác lắp ráp cốp pha
Công đoạn này vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng vô cùng lớn đến độ bền chắc của công trình. Ở bước này những công nhân nên ưu tiên cẩn trọng, tỉ mỉ trong quá trình lắp đặt cốt pha. Những cây gỗ chống, tấm gỗ cốp pha sẽ được cố định sao cho chắc chắn nhằm tránh tình trạng xê dịch.
Bước 5: Công tác đổ bê tông
Sau khi đã lắp đặt cốt thép cũng như cốt pha bạn cần phải tiến hành đổ bê tông cho móng băng. Nên đổ móng bê tông từ khoảng cách xa cho đến gần. Hãy nhắc nhở nhân công không nên đứng trên thành của cốt pha dù cho nó có cứng cáp hay không bởi khá nguy hiểm.
Tốt nhất bạn nên tiến hành bắc sàn gỗ để họ đứng cho an toàn. Việc làm này cũng tránh tạo ra sự sai lệch kết cấu đã được lắp đặt.
Một số bản vẽ móng băng tham khảo
Bản vẽ kết cấu móng băng nhà 1 tầng

Bản vẽ kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Bản vẽ kết cấu mẫu móng băng nhà 3 tầng

Lời kết
Trên đây là những thông tin về móng băng mà chúng tôi đã tổng hợp được từ nhiều nguồn. Với loại móng này công trình của bạn sẽ trở nên vô cùng hoàn hảo và vững chãi. Nếu muốn tìm hiểu thêm về loại móng này đồng thời thi công móng bạn hãy liên hệ với BEHOUSE. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên sẽ đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu của khách hàng.