Trong mỗi công trình xây dựng phần quan trọng nhất chính là móng. Nếu móng nhà của bạn không vững chắc thì khả năng nhà bị lún, bị nứt cực cao. Nghiêm trọng hơn nhà của bạn còn có thể bị sập hay nghiêng đổ. Vì thế thông qua bài viết sau BEHOUSE sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại móng nhà. Cùng theo dõi bạn nhé!

Việc thi công móng nhà là điều tất yếu khi xây nhà
Việc thi công móng nhà là điều tất yếu khi xây nhà

Các loại móng nhà thường gặp

Móng băng

Móng băng là một trong các loại móng nhà được dùng khá phổ biến cho những công trình dân dụng. Đó là bởi loại móng đặc biệt này rất dễ thi công, giá thành lại phải chăng. Đồng thời móng sở hữu khả năng chịu lực và chịu lún tốt cũng như đồng đều. Hình dạng móng dạng dải dài, liên kết với nhau theo chân tường và song song hay giao nhằm tạo thành ô bàn cờ. 

Móng băng là một trong các loại móng nhà được dùng khá phổ biến
Móng băng là một trong các loại móng nhà được dùng khá phổ biến

Đối với những nền đất yếu, lún và đồng đều thì bên cạnh việc đầm chặt đất người ta còn bố trí những khe lún chạy từ móng chi tới tường chắn mái. Tuy nhiên chỉ nên dùng móng băng khi chiều rộng của móng đạt khoảng < 1,5m. Nếu lớn hơn thì bạn cần phải chọn loại móng khác. Chú ý kết cấu móng không hợp lý có khả năng gây ra hiện tượng lớn. 

Móng bè

Móng bè có một tên gọi khác là móng bản hoặc móng toàn diện. Đây cũng là một trong ba loại móng nông thường dùng cho nền đất yếu, sức kháng nén thấp. Để sử dụng được móng này cần tuân thủ những yêu cầu riêng như: dưới nhà có tầng hầm, kho, nhà vệ sinh, bể chứa, hồ bơi… hay nhà cao tầng kết cấu lún lệch không đều.

Móng bè có một tên gọi khác là móng bản hoặc móng toàn diện
Móng bè có một tên gọi khác là móng bản hoặc móng toàn diện

Kết cấu móng bè sẽ được trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của cả công trình. Vậy nên công trình xây dựng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích nổi bật. Cụ thể là tác dụng phân bố tải trọng đồng đều lên nền đất. Điều này giúp cho giải tỏa sức nặng đồng thời tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Móng đơn

Nhắc đến các loại móng trong xây dựng thì chắc chắn không thể bỏ qua móng đơn. Móng này còn có thêm một cái tên khác là móng cốc, móng đặc biệt được yêu thích. So với những loại móng khác thì móng đơn có chi phí thi công rẻ tiền nên giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Tác dụng chịu lực của nó phụ thuộc phần lớn vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông. 

Móng đơn được dùng cho phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh, mố trụ… Chúng thường nằm riêng lẻ ở dưới mặt đất nên có tên là móng đơn. Hình dạng của chúng khá đa dạng, vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn… Móng sở hữu khả năng chịu lực ở mức trung bình và được dùng để cải tạo nhà nhỏ lẻ.

Móng cọc

Móng cọc được biết đến là phương pháp thi công móng xuống tầng đất cực sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống bên dưới, sâu dưới lớp đất, sỏi đá cứng. Cấu tạo của móng này bao gồm 2 phần cơ bản là cọc và đài cọc. Trong đó phần cọc là những cây cọc cỡ lớn nên sở hữu khả năng chịu lực vô cùng lớn. 

Móng cọc được biết đến là phương pháp thi công móng xuống tầng đất cực sâu
Móng cọc được biết đến là phương pháp thi công móng xuống tầng đất cực sâu

Ở Việt Nam thường sử dụng cọc tre hay cọc tràm từ xưa như một biện pháp gia cố nền đất cho móng. Ngày nay cọc bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến và thông dụng hơn cả. Thi công bằng loại móng này nhanh gọn và đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt khả năng chịu lực của cọc bê tông cũng cực kỳ tốt. 

Những lưu ý quan trọng khi làm móng nhà

Việc làm móng nhà vô cùng quan trọng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến toàn bộ công trình. Tuy nhiên khi làm móng bạn cần phải ghi nhớ một số lưu ý sau: 

Nghiên cứu và lựa chọn loại móng nhà phù hợp

Loại móng bạn lựa chọn có sự liên quan vô cùng chặt chẽ đến sự kiên cố của toàn bộ công trình. Việc lựa chọn móng được quyết ddingj sau khi đã tiến hành khảo sát địa chất nền đất hoàn thành. Quá trình khảo sát cần xác định những nội dung sau: 

  • Chiều dày, đặc điểm của lớp đất mặt
  • Đặc điểm địa chất của tầng lớp đất sâu
  • Đánh giá khả năng chịu tải của nền đất
  • Các mạch nước ngầm, đặc tính sinh hóa trong đất
  • Đánh giá tác động của môi trường

Tính toán độ sâu thi công móng nhà

Độ sâu chôn móng sẽ phụ thuộc vô cùng lớn vào những yếu tố như địa hình, thủy văn, khả năng thi công móng… Chọn được độ sâu hợp lý bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí thi công cũng như hoàn thiện. Cụ thể nên tính độ sâu theo các lưu ý sau: 

  • Nhà ở khu vực sườn dốc, đáy móng nằm ngang, chuyển cao độ thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí.
  • Xây tầng hầm thì đáy móng cách sàn ít nhất là 0,5m, mặt trên của móng phải nằm dưới sàn hầm.
  • Tải trọng công trình càng lớn móng phải chôn sâu giảm diện tích đáy móng và hạn chế tối đa sụt, lún.
  • Công trình chịu tải trọng ngang, momen uốn lớn thi công móng đảm bảo đủ độ chôn sâu.

Chọn vật liệu làm móng nhà

Các công trình nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng… sẽ có những vật liệu xây dựng hoàn toàn khác nhau. Chủ đầu tư cần cố gắng kiểm soát cũng như giám sát việc chọn vật liệu. Không nên chọn vật liệu có giá thành quá rẻ. 

 Dọn dẹp và vệ sinh hố móng

Để đảm bảo sự liên kết của các vật liệu tốt nhất trước khi thi công bạn nên dọn dẹp và vệ sinh hố móng. Rất nhiều bạn chủ quan và không quan tâm đến vấn đề này. Thế nhưng sự cẩn trọng sẽ giúp cho công trình thêm phần hoàn hảo và có độ chắc chắn nhất định. 

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín

Xây nhà là việc quan trọng và đổ móng cũng quan trọng không kém. Bạn nên lựa chọn đơn vị thi công có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao. Từ đó họ sẽ nhanh chóng giúp bạn sở hữu một công trình hoàn hảo. 

Lời kết

Mong rằng những thông tin về các loại móng nhà và những lưu ý cần ghi nhớ của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn. Phần móng vô cùng quan trọng nên trong quá trình xây dựng cần đặc biệt quan tâm. Bạn chưa biết chọn loại móng nào cho công trình của mình thì hãy liên hệ với BEHOUSE. Chúng tôi sẽ tư vấn đồng thời giúp bạn sở hữu một chiếc móng cực kỳ vững chãi. 

Trả lời