Trong thi công xây dựng nói chung cũng như xây nhà ở nói riêng thì phần móng là quan trọng nhất. Móng thường sẽ được thiết kế cũng như gia cố bởi rất nhiều thành phần khác nhau. Có thể kể đến như tràm, cọc bê tông cốt thép, đá, bê tông… Nhưng cụ thể móng cọc là gì? Thi công móng cọc đạt chuẩn như thế nào? BEHOUSE sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau đây.

Khái niệm móng cọc là gì?
Móng cọc là một loại móng thường được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Nhất là đối với những công trình sở hữu tải trọng lớn và nền đất rất yếu. Móng bao gồm hai phần chủ đạo là phần đài và phần cọc, chúng có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xây dựng xuống đất. Chính vì thế vai trò của móng vô cùng quan trọng.
Phần móng được làm một cách sơ sài và yếu thì ngôi nà nói riêng và công trình nói chung có tuổi thọ không cao. Sau một thời gian sử dụng trên tường sẽ có những vết nứt cực kỳ lớn. Còn nếu phần móng được làm chắc chắn, sở hữu tình bền vững cao thì có thể yên tâm tuyệt đối. Qua nhiều năm, thậm chí là vài chục năm sử dụng công trình vẫn không có sự hao mòn.
> Móng đơn là gì? Kết cấu và quy trình xây dựng móng đơn
> Móng bè: Cấu tạo, ưu và nhược điểm của móng bè
> Móng băng là gì? A-Z về móng băng
> Các loại móng nhà và những lưu ý bạn nên biết
Phân loại móng cọc
Móng cọc được phân thành 2 loại là đài cao và đài thấp. Cụ thể như sau:
Móng đài cao: loại móng này có cọc sở hữu khả năng chịu nén tốt nhưng không chịu được tải trọng uốn. Loại móng này được đặt sao cho lực ngang móng cân bằng với áp lực bị động của đất .
Móng đài thấp: loại móng cọc sở hữu chiều sâu nhỏ hơn chiều cao của cọc vô cùng nhiều. Móng cọc này được đánh giá cao vì có khả năng chịu cả 2 tải trọng uốn nén.
Cấu tạo móng cọc
Cấu tạo của từng loại móng cọc là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Cấu tạo của đài cọc
- Cọc gỗ
- Cọc bê tông cốt thép
- Loại cọc thép
- Cọc hỗn hợp
Cấu tạo của móng cọc
- Đài cọc sở hữu chức năng liên kết giữa những cọc còn lại với nhau.
- Khoảng cách giữa 2 cọc là 3D, cọc xiên là 1.5D…
- Độ sâu chôn cọc trong đài lớn hơn 2D, không lớn hơn 120cm so với đầu cọc nguyên.
Quy trình thi công móng cọc
Thiết kế móng cọc không hề đơn giản, người thực hiện cần phải có những kỹ năng cần thiết. Nhìn chung quy trình thi công móng sẽ được
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Đầu tiên tiến hành khảo sát địa chất để có thể đánh giá được những kiều kiện thuận lợi để có thể thi công. Tiếp theo kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của các loại cọc để phục vụ thi công.
Trình tự thi công móng cọc ép
Đầu tiên bạn kiểm tra thật kỹ khu đất trước khi tiến hành sau đó xác định vị trí ép góc. Bên cạnh đó, thiết bị máy móc thi công cũng cần được kiểm tra cũng như lắp đặt đúng quy định.
Quy định về sai số
Những quy định về sai số bạn cần ghi nhớ như độ nghiêng của cọc không được vượt quá 1%. Thêm nữa, vị trí cao đáy đài đầu cọc sai số phải <75mm so với vị trí thiết kế.
Gia công cốt thép
Đầu tiên cần sửa thẳng và đánh gỉ rồi tiến hành cắt và uốn cốt thép với hình dạng của móng. Tiếp theo nối theo yêu cầu kỹ thuật nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.
Lắp dựng cốp pha
Khung cốt thép sau khi nối cần phải đảm bảo bền chắc. Bên cạnh đó, ván khuôn đạt tiêu chuẩn lắp ráp đúng yêu cầu kỹ thuật. Mục đích là để làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông. Chân đỡ cũng phải đúng tiêu chuẩn, đúng mật độ và được lắp đặt theo đúng quy cách.
Đổ bê tông móng
Dùng bê tông lót để làm mặt sàn lót cho quá trình đổ bê tông. Việc đổ bê tông phải thật cẩn thận để đảm bảo chất lượng móng cho công trình. Sau khi đổ bê tông, bạn cần sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông.
Khi nào nên dùng móng cọc?
Trên thực tế mỗi móng nhà sẽ phù hợp với từng loại công trình khác nhau. Bạn không thể chọn bừa một loại móng hay sử dụng móng mà không tính toán. Bởi nếu chọn sai công trình sẽ bị ảnh hưởng vô cùng lớn. Một vài lưu ý bạn nên quan tâm như sau:
- Khu vực xây dựng là nơi có mực nước ngầm cao.
- Công trình tải trọng nặng, không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng.
- Nền đất xây dựng sở hữu khả năng thay đổi do ở gần bờ biển hay lòng sông.
- Không thể đào đất đến độ sâu mà bạn mong muốn bởi điều kiện đất kém
- Công trình sở hữu hệ thống thoát nước, kênh rạch gần nơi xây dựng
Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được đáp án của câu hỏi móng cọc là gì và thi công móng cọc đạt chuẩn như thế nào. Bạn nên ghi nhớ các kiến thức cần thiết để việc làm móng cho công trình thêm phần hoàn hảo. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến xây dựng.
Hãy liên hệ với BEHOUSE, chúng tôin sẽ giải đáp mọi câu hỏi mà bạn đưa ra một cách chi tiết nhất.