Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố là bản vẽ rất cần và quan trọng khi làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà phố ở Phường/Quận. Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố này được tạo ra từ ứng dụng phần mềm trong xây dựng (autoucad, revit, 3Dmax, …).

Bản vẽ cần có những yêu cầu về thể hiện như: các mặt bằng (mặt bằng móng, mặt bằng các tầng, mặt bằng mái, mặt bằng cấp thoát nước), các mặt cắt (mặt cắt móng, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc), các mặt cắt đứng nhà: mặt đứng chính, mặt đứng bên hoặc yêu cầu về khung tên bản vẽ xin phép xây dựng.

Vậy bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố gồm những gì? Yêu cầu gì khi thiết kế bản vẽ xin giấy phép xây dựng? Cùng Behouse Design & Build xem qua bài viết về bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở này và phân biệt được đâu là bản vẽ xin phép xây dựng và đâu là bản thiết kế nhà nhé!

Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố gồm những gì năm 2021
Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố gồm những gì năm 2021

Thế nào là bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố?

Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố là một thuật ngữ dường như đã quá quen thuộc trong giới xây dựng, là một trong những hồ sơ cần thiết cho quá trình xin cấp phép xây dựng. 

Bản vẽ xin phép xây dựng 2021 nhà phố
Bản vẽ xin phép xây dựng 2021 nhà phố

Bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà phố thể hiện mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao, mặt đứng cũng như mặt cắt của công trình. 

Những thông tin đưa ra trong bản vẽ tuy đơn giản nhưng sẽ là cơ sở giúp ủy ban nhân dân xã (phường), quận(huyện), thị xã, thành phố…xem xét và quyết định có cấp phép xây dựng hay không.

Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố gồm những gì?

Theo quy định, một bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở dạng nhà phố sẽ bao gồm những nội dung sau:

Mặt bằng căn nhà

Mặt bằng căn nhà: gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ

  • Mặt bằng tổng thể thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất, quy ra diện tích sàn xây dựng
  • Mặt bằng sơ bộ: là mặt bằng sơ bộ toàn bộ các tầng của ngôi nhà. bao gồm đầy đủ tầng trệt, tầng lửng, tầng lầu, phần mái… mà bạn muốn xây dựng.
Mặt bằng căn nhà trong bản vẽ xin phép xây dựng
Mặt bằng căn nhà trong bản vẽ xin phép xây dựng
Mặt bằng vị trí xin phép xây dựng căn nhà trong bản vẽ xin phép xây dựng
Mặt bằng vị trí xin phép xây dựng căn nhà trong bản vẽ xin phép xây dựng

Mặt cắt căn nhà

Mặt cắt căn nhà: bao gồm các mặt cắt dọc, cắt ngang của ngôi nhà, phần móng và phần hầm tự hoại.

Mặt cắt căn nhà
Mặt cắt căn nhà

Mặt đứng căn nhà

Mặt đứng căn nhà: mặt tiền của ngôi nhà với đầy đủ thông số liên quan đến hình dạng và kích thước cơ bản, bao gồm cả phần mái. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện rõ chiều cao cụ thể các tầng của ngôi nhà.

Mặt đứng căn nhà
Mặt đứng căn nhà

Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng

Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố: thể hiện đầy đủ 3 phần quan trọng: 

  • Tên công ty có chức năng xin phép xây dựng: ở đây phải thể hiện đầy đủ các nội dung (tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại của chủ doanh nghiệp…
  • Kiến trúc sư thiết kế: có chữ ký và họ tên cụ thể của kiến trúc sư thiết kế của công ty, người đảm nhiệm thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đảm bảo quy định xây dựng của quận, huyện, thị xã…
  • Chủ nhà: có chữ ký xác nhận và họ tên cụ thể của chủ nhà đúng với tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả 2 vợ chồng đứng tên thì trong khung này phải có đủ chữ ký của 2 vợ chồng. 
  • Phần đặc biệt quan trọng: bạn cần dành một khoảng trống để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ký tên và đóng dấu vào bản vẽ cho bạn.
Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng cần điền đầy đủ thông tin dự án và có chữ ký 2 bên
Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng cần điền đầy đủ thông tin dự án và có chữ ký 2 bên

Ngoài ra, bản vẽ xin phép xây dựng cần có bản đồ tọa độ vị trí: thể hiện tọa độ vị trí của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh.

Vị trị căn nhà có tọa độ và các phần xung quanh nhà trong bản vẽ xin phép xây dựng
Vị trị căn nhà có tọa độ và các phần xung quanh nhà trong bản vẽ xin phép xây dựng

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà ở cần thể hiện rõ cấu trúc ngôi nhà, diện tích cơ bản và sự liên hệ với các khu đất xung quanh. Các cơ quan chính quyền sẽ căn cứ trên thông tin này để xác định công trình đảm bảo quy hoạch đô thị đúng tiêu chuẩn. 

Bản vẽ này sẽ được lưu kèm với hồ sơ để đối chứng sau này khi gia chủ xây dựng. Nếu thực tế quá trình thi công sai so với bản vẽ được cấp phép, chủ nhà sẽ bị xử phạt theo quy định, yêu cầu tháo dỡ phần sai phạm…

Vì vậy, tuy chỉ cung cấp những thông tin sơ bộ nhưng bản vẽ xin cấp phép cần sự chính xác và tuân thủ tuyệt đối của chủ nhà với từng chi tiết cho dù là nhỏ nhất.

Cơ sở dùng để vẽ bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố

Sau khi ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng, chủ đầu tư sẽ làm việc trực tiếp với các kiến trúc sư về phương án bố trí mặt bằng sao cho phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Từ đó, các kiến trúc sư sẽ triển khai tiếp các bản vẽ mặt cắt, mặt đứng chính của ngôi nhà.

Sau đó lấy những bản vẽ này để triển khai bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà phố hoặc bản vẽ cấp phép xây dựng nhà cấp 4 để nộp vào hồ sơ xin cấp phép xây dựng cho công trình.

Tỉ lệ bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố

Tỉ lệ bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở, nhà phố được quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 11 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng. Theo thông tư này quy định, tỷ lệ bản vẽ xin phép xây dựng là 1/50 – 1/500 là căn cứ vào thông lệ kích thước các bản vẽ thiết kế xây dựng hiện hành.

Tỷ lệ bản vẽ xin phép xây dựng được quy định tại Thông tư 15 của Bộ Xây dựng năm 2016
Tỷ lệ bản vẽ xin phép xây dựng được quy định tại Thông tư 15 của Bộ Xây dựng năm 2016

Quy định về bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố

Quy định về bản vẽ xin phép xây dựng: bản vẽ xin phép xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình lên môi trường và đảm bảo an toàn đối với các công trình lân cận.

Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố hoặc nhà ở cần được đảm bảo các thông số:

  • Mật độ xây dựng: tùy đặc điểm của từng khu vực, nhà nước sẽ ban hành mật độ xây dựng mà bạn cần phải tuân theo. 
  • Quy mô xây dựng
  • Chiều cao tầng

Ngoài ra, bản vẽ xin phép xây dựng cần đảm bảo một số quy định khác:

  • Khổ giấy bản vẽ xin phép xây dựng: bạn nên in bản vẽ trên khổ giấy A1 hoặc A0 để đảm bảo các chi tiết được thể hiện rõ ràng và chính xác nhất. 
  • Bản vẽ xin phép xây dựng cần đảm bảo quy định về việc mở ban công, cửa sổ, lỗ thông hơi sang nhà kế cận và xây dựng trong các khu nhà liền kề cũng phải được thể hiện trong bản vẽ. (Khoản 1 Điều 178 Bộ luật Dân sự năm 2015)
  • Từ tầng hai trở lên: trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m, không được mở cửa đi, cửa sổ; mép ngoài của ban công trong sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa 2 nhà ít nhất là 2m.
  • Khi chủ công trình có nhu cầu mở ban công, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất nhỏ hơn 2m thì trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải có thêm văn bản thỏa thuận với hộ liền kề có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường, xã… Khi thỏa thuận bị hủy bỏ thì việc bít ban công, cửa sổ, lỗ thông hơi là mặc nhiên không phải xét xử. 
  • Vị trí mở cửa cần tránh nhìn trực tiếp vào nội thất của nhà bên cạnh. Khi cần mở cửa phải có biện pháp tránh tầm nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh. Có thể chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà.
  • Bản vẽ xin phép xây dựng cần đảm bảo quy định về việc thoát nước mưa khi lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề. (Điều 250 Bộ luật Dân sự 2015)

Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà phố

Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng hiện nay gồm 2 loại chính: bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà cấp 4 và bản vẽ cấp phép xây dựng nhà phố. 

Dưới đây là mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố thông dụng hiện nay bạn có thể tham khảo:

Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà phố 1
Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà phố 1

Ta có thể thấy được ở bản vẽ này:

  • Sơ đồ mặt bằng xây dựng: tỷ lệ 1/50 – 1/500, theo mẫu tại Phụ lục số 15 của Thông tư cấp giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ các mặt đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;
  • Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Và bản vẽ cấp phép xây dựng nhà phố bạn có thể tham khảo thêm:

Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà phố 2
Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà phố 2

Đây là bản vẽ xây dựng công trình nhà phố có 6 tầng với mặt tiền là 8m. Nhìn tổng thể mặt bằng tầng lửng gồm có: một văn phòng, khu nhà vệ sinh, thang máy, cầu thang bộ. Mặt bằng các tầng 2,3,4 cũng tương tự như các tầng lửng.

Tầng 5 có thêm phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, thang bộ. Tầng 6 có 3 phòng ngủ, 3 toilet và đầy đủ cả thang bộ và thang máy.

Một số mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà ở dạng nhà phố khác:

Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà ở dạng nhà phố 1
Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà ở dạng nhà phố 1
Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà phố 2
Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhà phố 2
Bản vẽ xin phép xây dựng mẫu nhà phố ở Bảo Lộc
Bản vẽ xin phép xây dựng mẫu nhà phố ở Bảo Lộc

Phân biệt bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố và bản vẽ thiết kế nhà phố

Khi xem một bản vẽ nhà phố thì nhiều người hay nhầm lẫn giữa bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà phố. Dưới đây, Behouse sẽ làm rõ cho bạn cách phân biệt 2 loại bản vẽ này.

Bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở/nhà phố Bản vẽ thiết kế nhà
  • Bản vẽ có đầy đủ thông tin về vị trí công trình.
  • Bản vẽ có các thông tin diện tích, chiều cao, chiều rộng với các mặt cắt ngang, mặt cắt đứng của công trình.
  • Được UBND Quận/Huyện xem xét và duyệt cấp phép xây dựng.
  • Bản vẽ là một hồ sơ hoàn chỉnh cho ngôi nhà với từng phần chi tiết.
  • Có thông tin hình dáng, kích thước hay kết cấu ngôi nhà chi tiết.
  • Đơn vị thầu xây dựng dựa vào bản vẽ mà tiến hành thi công.

Dịch vụ xin cấp phép xây dựng nhà phố tại BeHouse

Hiện nay, với các phòng ban và luật pháp Việt Nam vẫn còn quá nhiều bất cập cũng như phức tạp. Do đó để hoàn thành giấy tờ xin phép xây dựng sẽ khá phức tạp đối với những ai lần đầu thực hiện.

Nhận thấy việc này ảnh hưởng đến tiến độ công trình và thời gian của khách hàng. BeHouse với dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng sẽ giúp khách hàng hoàn thành các giấy tờ liên quan đến tục này, xúc tiến nhanh tiến độ để hoàn thành công trình nhanh nhất có thể.

Để tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể liên hệ với BeHouse thông quan các thông tin liên lạc bên dưới.

Trên đây là thông tin chi tiết bạn cần biết về bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố. Hy vọng những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp bạn hình thành bước đầu tiên trong việc xây dựng ngôi nhà mơ ước cho chính mình. 

> Đơn giá thiết kế nhà chi tiết nhất mới nhất 2021

> Chi phí xây nhà trọ 3 tầng tiết kiệm nhất là bao nhiêu?

> Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố gồm những gì?

Thông tin liên lạc:

  • Địa chỉ: Số 1, Đường 36, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
  • Email: xaydung@behouse.vn
  • Phone: 0909091575

Trả lời