Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố hiện nay gồm các biện pháp như biện pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng cọc khoan nhồi (cọc vây BTCT), biện pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng cừ larsen (chủ yếu dùng cho công trình cầu đường và các công trình có tầng hầm lớn và sâu), biện pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng ép cừ thép C200 – 250mm, biện pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng ép cừ sắt I100-150.
Vậy biện pháp thi công tầng hầm nhà phố nào hiệu quả nhất? Cùng Behouse xem top 5 những biện pháp thi công tầng hầm nhà phố hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay cùng với thuyết minh biện pháp thi công tầng hầm nhà phố với ưu và nhược điểm của nó nhé!

Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng biện pháp cọc khoan nhồi (cọc vây)
Đây là một trong các biện pháp thi công nhà phố có tầng hầm đang được khá nhiều gia đình áp dụng. Biện pháp này có những ưu và nhược điểm nhất định. Do đó, nếu bạn đang có ý định thi công tầng hầm nhà phố bằng biện pháp cọc nổi thì hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ.

Ưu điểm:
- Có thể thi công trên mọi loại đất nền
- Phù hợp với các công trình có diện tích hầm lớn
- Phù hợp với cả những gia đình muốn thi công hầm sâu mà vẫn đảm bảo an toàn
Nhược điểm:
- Tốn kém chi phí thi công
- Mất nhiều thời gian thi công
- Do phải ổn định thành ống vách khi thực hiện khoan nhồi nên mặt bằng xây dựng tương đối lầy lội, nhiều bùn
- Diện tích tầng hầm bị thu hẹp lại do cọc vây xung quanh.
Gia cố bằng biện pháp ép cừ thép C200÷250mm
Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố thứ 2 mà bạn có thể tham khảo đó là gia cố bằng biện pháp ép cừ thép C200 ÷250mm. Vậy biện pháp này có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm:
- Sau khi đổ bê tông có thể thu hồi lại số lượng cừ thép C đã thi công.
- Chi phí thuê vật tư, nhân công thi công thấp
- Chỉ cần sử dụng thiết bị thi công đơn giản nên không tốn kém chi phí
- Thời gian thi công nhanh
- Phù hợp thi công tại khu vực đất mềm, đất bùn
- Không mất nhiều diện tích tầng hầm sau khi thi công
Nhược điểm:
- Không thích hợp thi công tại khu vực đất nền là đá ong cứng
- Chỉ sử dụng cho công trình nhà phố có diện tích tầng hầm nhỏ
Gia cố bằng biện pháp ép I thép 100-150mm
Một biện pháp thi công nhà phố có tầng hầm khác bạn cũng có thể tham khảo, đó là ép I thép 100 – 150mm.

Ưu điểm:
- Chi phí thuê nhân công tương đối thấp
- Thời gian thi công ngắn
- Chỉ cần sử dụng thiết bị thi công đơn giản
- Phù hợp thi công tại các khu vực đất nền cứng
- Không mất nhiều diện tích tầng hầm sau khi thi công
Nhược điểm:
- Không thể hoặc khó tận dụng lại thép I
- Những khu vực có đất nền yếu không phù hợp áp dụng phương pháp này
Biện pháp thi công tầng hầm đào mở
Biện pháp thi công tầng hầm đào mở khi thi công tầng hầm nhà phố hiệu quả. Phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng từ rất lâu trước đây và tới bây giờ vẫn phát huy được tính ưu việt, đặc biệt là trong các trường hợp chiều sâu hố đầu không lớn, đất dính, mặt bằng thi công rộng, thoáng.

Để thực hiện cách thi công tầng hầm nhà phố đào đất trước rồi thi công từ dưới lên cần đào toàn bộ hộ đến độ sâu đặt móng. Để xác định nên đào hố bằng cơ giới hay biện pháp thủ công sẽ phải dựa vào các yếu tố:
- Tình hình địa chất thủy văn
- Mặt bằng thi công
- Khả năng cung cấp máy móc thiết bị hỗ trợ
- Khối lượng đất phải đào
- Nhân lực thi công
Hố được đào xong thì bạn có thể tiếp tục việc thi công xây dựng nhà ở như bình thường, bắt đầu từ dưới lên. Tuy nhiên, biện pháp thi công tầng hầm nhà phố này có thể khiến cho hố đào thiếu tính ổn định, vùng xung quanh hố đào xuất hiện tình trạng sụt lún, trượt đất vách thành hố.
Nếu áp dụng thi công biện pháp này thì mặt bằng xung quanh phải rộng, hố đào phải được tạo thành taluy; tùy vào độ sâu hố mà độ dốc taluy được thi công cho phù hợp và đảm bảo đất thành hố không bị trượt, sụt lún trong quá trình đào và thi công phần móng.
Ưu điểm:
- Cách thi công, giải pháp kiến trúc, hệ thống kết cấu đơn giản, không phức tạp
- Tính chính xác cao
- Việc xử lý chống thấm, lắp đặt mạng lưới kỹ thuật thuận tiện, không khó khăn
Nhược điểm:
- Trường hợp hố quá sâu, lớp đất nền bề mặt yếu có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thi công
- Nếu như không lựa chọn sử dụng hệ chống cừ thì bắt buộc mặt bằng phải đủ lớn để có thể tiến hành mở rộng taluy hố đào
- Mất nhiều thời gian thi công do chịu ảnh hưởng của thời tiết
- Với những công trình xây chen nếu áp dụng biện pháp thi công tầng hầm nhà phố có thể gây sụt lún, nguy hiểm
Biện pháp thi công tầng hầm bằng cừ larsen
Biện pháp thi công tầng hầm bằng cừ larsen là biện pháp được sử dụng nhiều trong việc xử lí nền móng khi thi công tầng hầm. Đây là biện pháp được sử dụng rộng rải rất hiệu quả. Biện pháp thi công tầng hầm bằng cừ larsen này cũng được xem là biện pháp được sử dụng nhiều, giá rẻ và hiệu quả trong việc thi công tầng hầm.

Ưu điểm:
- Chịu được áp lực cao
- Dể vận chuyển
- Dể tăng chiều dài
- Sử dụng được nhiều lần
Trên đây là 5 biện pháp thi công tầng hầm nhà phố đang được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có ưu – nhược điểm riêng và phù hợp với từng điều kiện thực tế khác nhau.
Do đó cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ thi công tầng hầm cho nhà phố hay cần được tư vấn chi tiết hơn có thể liên hệ với BeHouse để được hỗ trợ.
> Bảng báo cáo của tư vấn giám sát về chất lượng công trình xây dựng
> Bảng tiến độ thi công nhà phố chuẩn nhất hiện nay
> Biện pháp thi công nhà phố chuẩn từ thô đến hoàn thiện