BeHouse Design & Build sẽ hướng dẫn các chủ đầu tư cách tính diện tích xây dụng nhà phố đơn giản, chi tiết và dễ hiểu nhất để bạn có thể hình dung ra được diện tích nhà mình và từ đó có thể nắm được phần nào chi phí xây dựng nhà.

Diện tích xây dựng là gì?
Diện tích xây dựng là diện tích bao gồm diện tích được thể hiện trong giấy phép xây dựng và phần diện tích không thể hiện trong giấy phép xây dựng, nhưng có hao phí chi phí xây dựng.
Diện tích sàn là gì?
Diện tích sàn là diện tích được tính từ mép ngoài tường cao của công trình, bao gồm cả thông tầng, hành lang, lô gia,…Diện tích sàn cũng được tính cho những tầng phía trên, nhà có bao nhiêu tầng thì có bấy nhiêu sàn.
Ví dụ: Tầng trệt của nhà là 4x20m, thì diện tích sàn là 80m2.

Cách tính diện tích xây dựng nhà phố
Diện tích xây dựng nhà ở sẽ bằng tổng diện tích của các sàn cộng thêm móng, mái, lô gia, thông tầng, ban công, sân, sê nô, tầng hầm,…Tổng diện tích xây dựng nhà sẽ được nhân với đơn giá từng hạng mục để ra chi phí xây dựng nhà.
Các số liệu chiều dài, chiều rộng sẽ được lấy ra từ sổ hồng hoặc bản vẽ xin phép xây dựng.
>> Biện pháp thi công nhà phố chuẩn từ thô đến hoàn thiện
Cách tính diện tích xây dựng nhà phố theo quy chuẩn
Phần gia cố nền đất yếu

Để xây dựng nhà ở thì cần phải có công đoạn gia cố nền đất yếu. Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng mà loại hình gia cố sẽ khác nhau, bao gồm: Gia cố bằng cọc ép vuông BTCT, cọc ép tròn ly tâm, cọc khoan nhồi,… Chi phí giá cố trung bình chiếm khoảng 5-10% giá trị xây dựng công trình.
Phần móng
Để đảm bảo tính kiên cố cho công trình, nhất thiết phải đổ phần móng. Đặc biệt là những công trình có sân trước, sân sau, lát gạch làm cổng, đổ cột xây tường rào,…
Ví dụ: Diện tích xây nhà là 5x15m, làm sân 5x5m thì phải làm móng tổng cộng là 5x20m.
Diện tích tính theo hệ số: Chiều dài x Chiều rộng x Hệ Số (20 x 5 x 0.5 = 50). Hệ số lấy 0.5 do là móng băng tức 50% diện tích.
Hệ số móng sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại móng mà bạn sử dụng, căn cứ theo tiêu chuẩn sau:
- Tính 30% diện tích cho móng đơn.
- Tính 50% diện tích cho đài móng trên nền cọc ép bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi.
- Tính 50% diện tích cho móng băng.
- Tính 80% diện tích cho móng bè.
Phần nhà
Hệ số phần nhà sẽ được tính theo tiêu chuẩn sau:
- Tính 100% diện tích có mái che phía trên.
- Tính 70% cho phần diện tích không có mái che nhưng lót gạch nền (ban công).
- Tính 100% cho phần diện tích lô gia.
Phần ban công
Tính 50% diện tích cho phần ban công không có mai che
Hệ số phần ban công sẽ được tính theo tiêu chuẩn sau:
- Tính 70% diện tích cho phần ban công có mái che.
- Tính 50% diện tích cho phần ban công không có mai che.
Phần sân thượng trước và sau

Hệ số phần sân thượng trước và sau được tính theo tiêu chuẩn sau:
- Tính 100% cho phần sân thượng trước và sau có diện tích dưới 15m2.
- Tính 70% với diện tích sân thượng dưới 30m2 có đồ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng, seno trang trí, lát gạch nền. Nếu không có seno trang trí mặt tiền tính 50%.
- Tính 50% nếu diện tích sân thượng trên 30m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch.
Phần sân tầng trệt

Hệ số phần sân tầng trệt tính theo tiêu chuẩn sau:
- Tính 100% nếu sân tầng trệt có diện tích dưới 15m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng, lát gạch.
- Tính 70% nếu sân tầng trệt có diện tích dưới 30m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng, lát gạch.
- Tính 50% nếu sân tầng trệt có diện tích trên 30m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng, lát gạch.
Phần Mái

Hệ số phần mái tính theo tiêu chuẩn sau:
- Tính 50% đối với mái bê tông cốt thép, không lát gạch. Tính 60% nếu mái lát gạch.
- Tính 70% đối với mái vì kèo sắt, tính chiều dài rộng của mái phương xéo áp dụng cho mái thái.
- Tính 100% nếu mái bê tông dán ngói.
- Tính 30% nếu mái tôn.
Phần tầng hầm
Hệ số phần mái tầng hầm tính theo tiêu chuẩn như sau:
- Tính 135% diện tích nếu hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với cao độ đỉnh ram hầm.
- Tính 170% diện tích nếu hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.8m so với cao độ đỉnh ram hầm.
- Tính 200% diện tích nếu hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với cao độ đỉnh ram hầm.
- Tính 250% diện tích nếu hầm có độ sâu lớn hơn 2.0m so với cao độ đỉnh ram hầm.
Ô trống trong nhà (thông tầng):

Hệ số ô trống trong nhà tính theo tiêu chuẩn như sau (bao gồm cả giếng trời và thông tầng của tầng lửng):
- Tính 100% diện tích nếu có diện tích dưới 8m2.
- Tính 50% diện tích nếu diện tích lớn hơn 8m2.
Tính diện tích cho nhà có thang máy

Cộng thêm 5% diện tích đối với những nhà có thang máy. Chẳng hạn, tổng diện tích xây dựng là 300m2 sẽ cộng thêm 5% diện tích là 315m2. Đây là phần tính thêm cho diện tích xây dựng thang máy và hệ kết cấu thang máy.
Một số lưu ý trong cách tính diện tích sàn xây dựng
Khi tính diện tích sàn xây dựng, chủ đầu tư cần lưu ý một số điều sau:
- Tổng diện tích sàn của mỗi tầng sẽ được tính theo các kích thước phủ bì của các bộ phận bao quanh sàn ở mỗi tầng.
- Các bộ phận bao gồm các phần đã hoàn thiện, tường đón mái và lớp ốp chân.
- Tổng diện tích sàn sẽ được tính toán riêng cho từng độ cao sàn. Các diện tích có độ cao thay đổi trong cùng 1 tầng cũng sẽ được tính toán riêng (chỗ ngồi khán giả, bục,…).
- Khi các diện tích sàn được cộng lại tổng thể. Các diện tích riêng biệt cũng có thể phân tách riêng để đánh giá, tính toán và so sánh lại.
- Tổng diện tích sàn bao gồm diện tích do kết cấu tạo nên và diện tích sàn thực.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính diện tích xây dựng nhà phố. Hy vọng rằng, những chia sẻ này sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn sơ bộ về diện tích cần xây dựng và mức chi phí để báo giá dự đoán cho công trình của mình.
> Bảng tiến độ thi công nhà phố chuẩn nhất hiện nay
> Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố hiệu quả nhất
> Top 10 công ty tư vấn giám sát xây dựng uy tín nhất